Hệ thống Ám khí: 'Thần hộ mệnh' của game thủ Thiên Long Bát Bộ 2 VNG
Tại lễ hội, ban tổ chức đã tái hiện không gian phiên chợ ngày mùa, trình diễn thời trang thổ cẩm, tái hiện nghề dệt thổ cẩm và đan lát truyền thống; trưng bày sản phẩm nghề truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số H.Đăk Hà.Nguyễn Thùy Linh đụng độ nhiều đối thủ duyên nợ ở giải cầu lông Tây Ban Nha
Ngày 25.2, nhân dịp lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam, Quận ủy, UBND Q.1, Ủy ban MTTQ Q.1 tổ chức hội nghị gặp gỡ cán bộ, công chức, nhân viên các đơn vị y tế, nhân viên y tế trường học trên địa bàn Q.1. Tại hội nghị, bác sĩ Nguyễn Nguyệt Cầu, Trưởng phòng Y tế Q.1, cho biết năm 2024 đánh dấu những thành tựu đáng kể trong công tác dân số và phát triển của quận, với tổng số trẻ sinh ra là 1027, tăng 10,3% so với năm 2023. Bệnh viện Q.1 ghi nhận 468.000 lượt khám ngoại trú, tăng 20% so với năm trước. Đồng thời, bệnh viện ứng dụng tốt công nghệ thông tin vào khám chữa bệnh, bao gồm đặt lịch khám tại nhà và triển khai ki ốt thông minh đăng ký khám chữa bệnh. Bên cạnh đó, Trung tâm y tế Q.1 cũng kiểm soát hiệu quả các dịch bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng. Đặc biệt là sởi, với tỷ lệ tiêm vắc xin đạt 97,85%. Mạng lưới cộng tác viên sức khỏe cộng đồng cũng được mở rộng để hỗ trợ nhân viên y tế. Và công tác khám sức khỏe người cao tuổi được triển khai tốt, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân. “Năm 2025, phòng y tế quận sẽ tiếp tục tập trung vào việc phát huy công tác dân số. Đồng thời, áp dụng chuyển đổi số vào hoạt động quản lý an toàn thực phẩm và các doanh nghiệp y tế tư nhân…”, Trưởng phòng Y tế Q.1 nói. Tại hội nghị, các nhân viên y tế làm việc ở các đơn vị khám chữa bệnh có nhiều kiến nghị. Cụ thể, các nhân viên y tế, bác sĩ tại Bệnh viện Q.1 đưa ra các kiến nghị nâng cấp bệnh viện, đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị. “Mong các lãnh đạo nâng cấp quy mô bệnh viện và đầu tư trang thiết bị y tế. Thứ nhất là để phục vụ tốt nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, thứ hai là để thu hút bác sĩ giỏi, nguồn nhân lực về bệnh viện làm việc”, một nhân viên y tế của Bệnh viện Q.1 phát biểu. Tương tự, Trưởng trạm y tế P.Cầu Kho cũng kiến nghị các cấp lãnh đạo nâng cấp các trạm y tế và trang thiết bị để có thể phục vụ tốt các chương trình ngành y tế TP.HCM đang thực hiện như khám sức khỏe người cao tuổi… Tổng kết hội nghị, Bí thư Quận ủy Q.1 Dương Anh Đức cho biết thách thức hiện nay của ngành y tế Q.1 là có nhiều doanh nghiệp y tế tư nhân có hiện tượng làm sai, “treo đầu dê bán thịt chó” lợi dụng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân trục lợi. Một thách thức nữa là chất lượng dịch vụ, chăm sóc sức khỏe của người dân vẫn chưa xứng tầm một quận trung tâm TP.HCM. Do đó, ông Đức hy vọng Phòng Y tế Q.1, Trung tâm y tế Q.1 và các bệnh viện, trạm y tế trên địa bàn sẽ thực hiện tốt các mục tiêu để phát triển như: đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách hành chính; giải quyết bài toán nhân lực y tế; nâng cao chất lượng quản lý nhà nước trong y tế... Song song đó, việc tăng cường đầu tư hạ tầng, trang thiết bị y tế hiện đại là yếu tố then chốt để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh.
Messi rực sáng ghi cú đúp và kiến tạo, Inter Miami thắng ngược Nashville SC ngoạn mục
Sáng 4.2, đoàn kiểm tra liên ngành H.Tuy An (Phú Yên) đã đến quán cơm Tân Mai trên QL1A, đoạn qua xã An Hiệp (H.Tuy An) để lấy lời khai, làm rõ việc quán cơm này bị khách tố "chặt chém".Theo bà Ngô Thị Kiều Mỹ Trang, chủ quán cơm Tân Mai, thực tế hóa đơn tính tiền là 1.010.000 đồng nhưng khách chỉ trả 700.000 đồng cho bàn ăn 8 người.Cụ thể, trưa 3.2, nhóm thực khách gồm 8 người, trong đó có 2 trẻ em đến ăn cơm. Khách gọi 2 tô cơm, 2 đĩa trứng chiên, 1 tô canh rau mồng tơi thịt, 1 đĩa rau muống, 1 đĩa mực xào."Lúc nhóm khách này vào thì quán rất đông khách. Sau khi khách gọi món, chúng tôi thương lượng giá 120.000 đồng/phần/người. Khi khách đồng ý, chúng tôi mới làm các món ăn trên. Đến khi đưa hóa đơn tính tiền, khách nói không được tính 2 trẻ em nhưng quán không chịu", bà Trang nói.Sau đó, khách hỏi số tài khoản chủ quán và chuyển khoản 700.000 đồng cho tất cả món ăn trên chứ không phải 1.010.000 đồng như khách đã thông tin.Cũng trong sáng 4.2, tài khoản "Bích Hồng" lại đăng tải thêm thông tin, sau khi phản ánh hóa đơn giá 1.010.000 đồng quá cao so với bàn ăn 8 người thì chủ quán có tính lại hóa đơn 690.000 đồng."Ngay từ đầu ra hóa đơn 690.000 đồng thì bên tôi không ý kiến gì nhưng thái độ nhân viên không thể chấp nhận được. Sau khi lời qua tiếng lại với chủ quán, chúng tôi mới được giảm giá 300.000 đồng", tài khoản Bích Hồng chia sẻ.Như Thanh Niên đã thông tin, ngày 3.2 (mùng 6 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025), trên mạng xã hội TikTok xuất hiện bài viết của tài khoản "Bích Hồng" về việc cả gia đình đi đến quán cơm tên Tân Mai ăn trưa bị "chặt chém". Thực đơn gồm 2 tô cơm, 2 đĩa trứng chiên, 1 tô canh rau mồng tơi thịt, 1 đĩa rau muống, 1 đĩa mực xào nhưng khi thanh toán hóa đơn là 1.010.000 đồng.
Ở thành phố, cách không xa lại có chợ, siêu thị. Các cửa hàng mở từ sáng tới tối, muốn mua gì cũng dễ. Ai bận bịu quá thì đặt online, thoáng chốc shipper đến giao hàng. Tuy nhiên, ở đây lại khó tìm những mặt hàng hương đồng cỏ nội đúng chuẩn "gốc" miền Tây. Khi nói đến việc chuẩn bị ăn tết, người thành phố có phần ung dung. Còn mười bữa nửa tháng tới tết mới mua sắm cũng là chuyện thường. Có người sát giao thừa mới xách giỏ đi chợ. Song, dù ăn tết hoành tráng, đủ món "sơn hào hải vị", bà con vẫn có một cảm tình đặc biệt với những món dân dã miền Tây. Vì lẽ đó mà đa phần người miền Tây xem cá đồng, gà thả vườn... chính là đặc sản quê mình. Bởi nó được xuất xứ từ vùng quê, ở phố xá không phải muốn mua là có. Ngày tết, bên cạnh những món ăn truyền thống như thịt kho hột vịt, dưa chua, canh khổ qua, bánh tét… thì mâm tiệc của người miền Tây luôn có đặc sản miệt vườn. Miền Tây có nhiều kênh rạch, ruộng đồng mênh mông, đúng mùa cá mắm tự nhiên dồi dào. Nhưng nếu không đúng thời điểm thì cũng không dễ đánh bắt. Do đó, người dân thường có thói quen lo tết xa. Trước tết vài tháng, nhà nhà tranh thủ nuôi đàn gà, đàn vịt ngoài vườn; cặp mé sông (hoặc trong mương) làm vèo lưới nuôi cá, ếch...Bà Lưu Thu Năm (49 tuổi, ngụ xã Lương Tâm, H.Long Mỹ, Hậu Giang) chia sẻ: "Mới mùa nước nổi gia đình tôi đã tính chuyện ăn tết. Nhà tôi đi đặt lợp, đẩy côn, chọn những con cá lóc đồng roi roi (cỡ vừa - PV) rọng trong vèo để dưỡng tới tết. Con cháu, bạn bè ở thành phố về rất thích ăn đồ đồng nên phải dự trữ trước vài tháng. Vì vào tết thì nghịch mùa, khó kiếm được". Mấy tháng trời chăn nuôi, nhọc công là có. Nhưng nếu bảo bà con xứ này lo xa chi cho cực thân thì chưa hiểu hết tâm tình miền Tây. Bởi, người miền Tây nghĩ những thứ chăn nuôi công nghiệp (hàng chợ) thì không thể ngon bằng đồ tự nhiên sông nước. Dường như những gì tự bắt được, nuôi dưỡng, tự tay chế biến thì món ăn đó mới ngon.Nếu có dịp về miền Tây ăn tết, bạn chớ thấy phiền hà khi chủ nhà liên tục gắp thức ăn cho mình. Họ vừa mời vừa giới thiệu nhiệt tình về xuất xứ của các nguyên liệu đồng quê. Hẳn là bà con không phải muốn kể công hay khoe tài bếp núc, mà chỉ đang bày tỏ lòng mến khách, sự tự hào về "gốc gác quê mùa" của mình.Điều thú vị là tết có mấy ngày, nhưng người miền Tây chuẩn bị đặc sản vùng quê thiệt là hoành tráng. Họ thường nuôi số lượng cá, gà, vịt… sao cho luôn dư dả, để cho con cháu mang lên thành phố sau tết. Lý do nữa là bà con không ăn tết một mình mà chia sẻ với hàng xóm xung quanh. Cận tết, nhà này nuôi thứ gì thì gửi cho nhà kia ăn tết. Hình thức chẳng cầu kỳ gì, cứ xách con cá, con gà tặng nhau mà bền chặt tình làng nghĩa xóm. Với lối sống tối lửa tắt đèn có nhau, bàn tiệc của người miền tây thường là những món ăn na ná nhau. Tuy không đa dạng, nhưng hễ làm món nào cũng nhiều, không sợ thiếu. Điều đặc biệt là bà con rất có lòng, dù ngày tết nhưng sáng sớm mới tất bật làm gà, làm cá (không làm trước bảo quản trong tủ lạnh - PV) để những món "đặc sản miền Tây" thật sự tươi ngon, hấp dẫn. Nếu có dịp, bạn hãy về miền Tây ăn tết để thấy không khí đón năm mới ở đây bình dân nhưng đong đầy tình cảm. Người dân có thể không khá giả nhưng rộng rãi, phóng khoáng theo cách riêng của mình. Và khi chia tay ra về, bạn cũng chớ lấy làm lạ khi chủ nhà có nhã ý gửi tặng cho những con cá, con gà, con vịt để về nhà ăn tết. Bởi đó là món quà thấm đượm tình cảm, phải quý lắm bà con mới tặng. Vì để có nó, họ phải cất chăm sóc, trông lớn từng ngày.
Vì sao nấu thịt kho tàu ăn tết, bà nội trợ dùng thêm lá mít và chanh?
Theo ông Tony Popovic, AFF Cup là giải đấu rất hấp dẫn và ông muốn các cầu thủ của mình có cơ hội thi đấu cọ xát tại giải đấu này. Vị HLV của đội bóng xứ sở chuột túi nói: "Tôi rất thích AFF Cup. Còn với đội tuyển Úc, càng có nhiều trận đấu cọ xát cho Socceroos ở nhiều giải đấu khác nhau càng tốt. Bất kỳ giải đấu quốc tế nào cũng sẽ có ích cho các cầu thủ. Nếu những cầu thủ chuyên nghiệp vướng lịch thi đấu với CLB của họ trong những ngày diễn ra AFF Cup, chúng tôi có thể sử dụng các cầu thủ U.17, U.20 và U.23 cho giải đấu này".Trước HLV Tony Popovic, cựu HLV đội tuyển Úc Graham Arnold cũng từng ủng hộ việc đội bóng xứ sở chuột túi tham dự giải vô địch bóng đá Đông Nam Á.Liên đoàn Bóng đá Úc gia nhập Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC) từ năm 2006. Sau đó, đến năm 2013, AFC phân bố Úc về với Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF). Việc phân bố Úc về với AFF xét theo điều kiện địa lý của nước Úc, nước này rất gần với 2 quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á hải đảo là Indonesia và Timor Leste. Từ khi về với AFF năm 2013, bóng đá Úc tham dự đầy đủ các giải trẻ của bóng đá khu vực. Họ được quyền cử đội tuyển futsal quốc gia tham dự giải futsal vô địch Đông Nam Á. Tuy nhiên, ở các giải AFF Cup dành cho nam và cho nữ, đội tuyển bóng đá quốc gia Úc chưa được AFF đồng ý cho thi đấu. Ở AFF Cup dành cho nữ, Úc chỉ được cử đội trẻ tham dự. Còn ở AFF Cup dành cho nam, Úc không được cử đại diện tham dự.Theo xu thế chung của bóng đá toàn cầu, việc này có thể được thay đổi, nếu HLV Tony Popovic đã mở lời và nếu Liên đoàn Bóng đá Úc tha thiết yêu cầu AFF cho phép họ tham dự AFF Cup. Hiện tại, các đội tuyển ở Đông Nam Á đang rất muốn được cọ xát với các đội bóng có trình độ cao bên ngoài Đông Nam Á, nhằm nâng cao trình độ cho chính mình. Thế nên, việc có thêm đội Úc thi đấu với các đội tuyển trong khu vực ở 1 giải chính thức tại Đông Nam Á, càng tốt cho các đội Thái Lan, Việt Nam, Malaysia hay Indonesia.Mặt khác, nhiều đội bóng ở Đông Nam Á giờ sử dụng nhiều cầu thủ nhập tịch. Ví dụ như Indonesia có đội hình gồm toàn các cầu thủ gốc châu Âu, nên các đội còn lại ở Đông Nam Á giờ không xa lạ với việc tranh chấp với những cầu thủ thể hình và thể lực tốt, đến từ các nước bên ngoài Đông Nam Á. Thành ra, việc đội Úc xuất hiện tại AFF Cup lúc này có lẽ không còn là vấn đề quá lớn, với giới bóng đá Đông Nam Á nữa.Vấn đề còn lại được HLV Tony Popovic của đội tuyển Úc đề cập trong trường hợp đội bóng xứ sở chuột túi gia nhập AFF Cup, đó là: "Có vẻ như lịch thi đấu của giải đấu này không ủng hộ chúng tôi. Nhưng chúng tôi sẽ từ từ nghiên cứu về vấn đề nói trên. Nếu có bất kỳ cơ hội nào để chúng ta hoàn thiện lịch thi đấu quốc tế của mình, tại sao chúng ta không làm điều đó".Cũng liên quan đến lịch thi đấu của AFF Cup, không loại trừ khả năng trong tương lai gần, thời điểm diễn ra AFF Cup sẽ thay đổi. Có thể giải đấu này trong thời gian tới sẽ diễn ra đúng lịch FIFA Days, trong bối cảnh các liên đoàn mạnh tại AFF như Thái Lan, Indonesia, Việt Nam, Malaysia, Singapore đều muốn giải đấu diễn ra trong khung thời gian thuận lợi nhất để từng đội tuyển của từng nền bóng đá gom quân một cách dễ dàng nhất, xây dựng được một đội tuyển quốc gia mạnh nhất.